Định dạng ổ đĩa GPT, bạn có biết?

Trong khi vọc cài MAC OS X lên con PC, mình nhận ra là có thêm một loại định dạng ổ đĩa tiên tiến hơn NTFS ( trong Windows ) mà tương lai sau này có thể chúng ta sẽ phải chuyển sang định dạng này, đó là GPT. Mình mượn bài viết nguyên văn của một thành viên bên VOZ để chia sẻ với các bạn, mời các bạn tham khảo nhé 


GPT (GUID Partition Table) là một phần nằm trong đặc tả EFI do Intel đưa ra, mô hình EFI giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với firmware hệ thống. GPT có thể xem là một miêu tả về cách sắp xếp các phân vùng trên một ổ đĩa.
Đa phần người dùng Windows hiện nay đều sử dụng hệ thống sắp xếp phân vùng (partition scheme) theo dạng MBR (Master Boot Record). MBR chỉ hỗ trợ một bảng phân vùng với tối đa 4 phân vùng, do đó số lượng phân vùng primary bị giới hạn ở mức tương ứng. Nếu có nhu cầu nhiều hơn, bạn buộc phải tạo phân vùng mới kiểu logical nằm trong vùng extend. Phân vùng dạng này sẽ không thể cho phép bạn gán cờ (flag) boot hay cài đặt hệ điều hành lên chúng.
GPT ra đời với khả năng tùy biến cao hơn như cho phép tạo nhiều hơn các phân vùng primary, kích thước tối đa của ổ đĩa tăng lên…

* Cấu trúc ổ đĩa dạng GPT
Ảnh: technet.microsoft.com


Một ổ đĩa được chia ra làm nhiều LBA (Logical Block Addressing). Thông thường, một LBA có kích thước là 512 byte, tuy nhiên kích thước có thể thay đổi lên đến 1024 byte hoặc 2048 byte.
  • LBA đầu tiên sẽ có cấu trúc giống một ổ đĩa dạng MBR, nhằm giúp các phần mềm dựa trên MBR có thể “hiểu” được GPT nhằm tránh ghi đè.
  • LBA 1 sẽ gồm các header chứa GUID và thông tin về dung lượng, vị trí phân vùng.
  • Các LBA tiếp theo (2-33) chứa các GUID tương ứng với các phân vùng.


Một phiên bản của các LBA 1-33 sẽ được sao lưu ở vùng dữ liệu cuối của ổ đĩa.
Các phân vùng sẽ nằm sau LBA33, số lượng phân vùng trên lý thuyết có thể đạt đến vô hạn. Mỗi phân vùng sẽ được gán một GUID (Globally Unique Identifier) để đảm bảo tính duy nhất của các phân vùng.

* Những ưu điểm mà một ổ đĩa dạng GPT mang lại
  1. Cho phép tạo đến 128 phân vùng primary.
  2. Cho phép dung lượng ổ đĩa vượt quá 2 TB (mức giới hạn đối với ổ đĩa dạng MBR)
  3. Tích hợp CRC32, một cơ chế kiểm tra lỗi, tăng tính ổn định cho bảng phân vùng.
  4. Mỗi phân vùng sẽ tương ứng với một GUID, thuộc tính và kiểu phân vùng sẽ do GUID quyết định.


* Làm thế nào để chuyển ổ đĩa sang dạng GPT?

Hiện tại, chúng ta có thể chuyển một ổ đĩa dạng thô (raw) hoặc dạng MBR sang dạng GPT, nhưng không thể giữ lại dữ liệu trước đó. Trước khi thực hiện việc chuyển đổi, mọi phân vùng tồn tại trên ổ đĩa trước đó phải được xóa.

- Đối với người dùng Linux:

Công cụ GParted có thể làm việc trên cả dạng MBR lẫn GPT, chuyển đổi qua lại giữa hai dạng này. Tất nhiên, dữ liệu sẽ bị mất khi thực hiện chuyển đổi.

- Đối với người dùng Mac OS:

Kể từ phiên bản 10.4, hệ điều hành của Apple yêu cầu ổ đĩa phải được định dạng theo GPT để có thể sử dụng hệ điều hành này. Người dùng có thể sử dụng công cụ Disk Utility để định dạng lại ổ đĩa.

- Đối với người dùng Windows:

Ứng dụng Disk Management (diskmgmt.msc) cho phép chuyển đổi từ dạng MBR sang GPT. Nếu các phân vùng chưa được xóa, lựa chọn trên sẽ bị ẩn đi.

Chúng ta cũng có thể dùng công cụ DISKPART:

Windows 7 cũng đã hỗ trợ cài đặt trên phân vùng ổ đĩa dạng GPT, ít nhất là đối với bản Windows 7 x64. Các hệ thống x64 khác như Windows XP x64, Windows Vista x64 có thể sử dụng phân vùng GPT dưới dạng lưu trữ.

* Tôi không muốn chuyển sang GPT!!!

Nhu cầu của đa phần người dùng hiện nay có thể “thỏa mãn” ổ đĩa dạng MBR rồi. Tuy nhiên trong tương lai, chúng ta sẽ phải chuyển sang GPT. Những người dùng muốn cài đặt cùng lúc nhiều hệ điều hành trên PC của mình khi máy ảo không đáp ứng được nhu cầu có thể chuyển qua GPT ngay lúc này. Hiện các phiên bản mới nhất của hầu hết các hệ điều hành đều hỗ trợ cài đặt lên phân vùng GPT. Và có thể bạn sẽ phải đổi ý trong tương lai gần!
Thank to Nguyễn Hải

Comments

Popular Posts