Tháp nhu cầu cùa Maslow
Đánh nhẽ phải có một entry về Module Tạo động lực bài 2 và bài 3 để phục vụ bà con nhưng cái tháp Nhu cầu của Maslow quá hay do vậy xin có một entry riêng về lý thuyết nhu cầu này.
Thuyết nhu cầu của Maslow có 5 bậc và có một số nguyên tắc như sau:
1. Khi người ta thỏa mãn nhu cầu ở bậc thấp người ta sẽ bắt đầu có nhu cầu ở bậc tiếp theo
Khi một người thỏa mãn nhu cầu vật chất anh ta sẽ bắt đầu có nhu cầu an toàn. Nhu cầu an toàn thể hiện ở chỗ sự ổn định của công việc, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe….Khi mà người đó chưa thỏa mãn nhu cầu vật chất thì người đó sẵn sàng mua rau ngoài chợ mà vẫn bị cho là nhiều chất độc hại, nhưng khi anh ta gần đủ nhu cầu vật chất anh ta bắt đầu mua rau ở các cửa hàng rau sạch với giá đắt hơn.
2. Khi một nhu cầu chưa thỏa mãn thì người ta sẽ chưa quan tâm tới nhu cầu ở bậc cao hơn.
Rất đơn giản khi người ta chưa thỏa mãn về vật chất và sự an toàn thì người ta cũng chẳng có nhu cầu xã hội là mấy. Không tham gia vào các đoàn thể, hiệp hội, bạn bè,…Khi công ty chưa cung cấp được thỏa mãn 2 nhu cầu này cho anh ta thì anh ta cũng chẳng ham tham dự các hoạt động tập thể của công ty.
3. Khi một nhu cầu đang thỏa mãn mà bị đe dọa thì nhu cầu đó trở thành cấp bách
Khi mất cái gì mà người ta đang có thì người ta mới cảm thấy cái đó quý. Khi đang có cảm giác an toàn, bỗng nhiên anh ta cảm thấy mất an toàn, lập tức anh ta sẽ có những hành động để tìm kiếm lại sự an toàn. Ví dụ như đang ngồi trong phòng cảm giác an toàn, bỗng ta nghe thấy chuông báo cháy, phản xạ đầu tiên của ta là tìm kiếm sự an toàn bằng cách lao ra khỏi căn phòng và tìm nơi an toàn.
Về nguyên tắc thì mỗi nhu cầu đều không bao giờ thỏa mãn được, khi đã có nhiều tiền anh ta muốn nhiều tiền hơn, khi đã an toàn, anh ta muốn an toàn hơn….. Nhưng về bản chất mỗi người đều có một mức thỏa mãn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, khi càng làm để thoả mãn nhiều hơn nữa một nhu cầu anh ta có thể làm giảm thỏa mãn một nhu cầu khác.
Ví dụ một người đang làm ở một công ty với một mức lương trung bình nhưng an toàn, lúc đầu anh ta thỏa mãn với mức lương TB đó nhưng một thời gian sau anh ta thấy như vậy là chưa đủ và tìm cách thỏa mãn nhu cầu này bằng cách tìm kiếm một công ty khác có mức lương cao hơn. Mức lương cao hơn đồng nghĩa với rủi ro bị đuổi việc nhiều hơn. Anh ta bị mất an toàn nhưng thỏa mãn nhu cầu vật chất ở mức độ cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
Điểm hay của tháp nhu cầu là sẽ giúp ta hiểu mình, hiểu người và hiểu sự việc hơn. Mỗi người đang ở một bậc thang nhất định từ 1 tới bậc trên cùng bậc 5; mỗi một vị trí ở mỗi công ty lại có mức đáp ứng nhu cầu tương ứng. Khi cân nhắc việc chuyển từ công ty A sang công ty B ta phải xác định rõ ta đang ở bậc nhu cầu nào và vị trí ở công ty kia có đáp ứng được nhu cầu cao hơn vị trí hiện tại hay không, ngoài ra cũng phải cân nhắc tới năng lực hiện tại của mình xem có thể đáp ứng được đòi hỏi ở vị trí đó không.
Khi cần thuyết phục một ai đó làm theo ý mình ta cần nghiên cứu kỹ họ đang ở bậc nhu cầu nào. Nếu họ đã thỏa mãn nhu cầu vật chất mà ta lại mang vật chất ra để dử họ thì kô được mà phải tìm cách thỏa mãn họ ở nhu cầu bậc cao hơn.
Như vậy, xã hội sẽ phân ra làm 5 nhóm người tương ứng với bậc mà họ đang thỏa mãn. Một số công ty hiểu rõ điều này và họ tập trung để đánh vào từng nhóm khách hàng. Gần đây có những bệnh viện nhập về các máy mà có thể phát hiện được mọi bệnh ung thư chỉ với 1 lần khám với giá 22 triệu. Những người ngấp nghé thỏa mãn nhu cầu vật chất đang có nhu cầu an toàn hiểu rằng ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thì việc bỏ ra 22 tr cho 1 lần khám chỉ là chuyện nhỏ.
Xe ô tô thì chỉ để đi nhưng có những xe rất sang thậm chí chỉ có vài chiệc trên thế giới sẽ dành cho những người có nhu cầu muốn khẳng định mình. Những xe giá rẻ sẽ dành cho những người còn đang khó khăn trong nhu cầu vật chất và chỉ muốn có phương tiện để đi.
Mặc dù càng lên trên là nhu cầu càng cao và càng khó thực hiện nhưng có một số người thực hiện các bước nhảy vọt để đi ngược lại quy trình có nghĩa là đi từ cao xuống thấp. Những người đó số lượng không nhiều, họ là những người vĩ đại còn chúng ta là người thường sẽ không thoát khỏi quy luật này.
1. Khi người ta thỏa mãn nhu cầu ở bậc thấp người ta sẽ bắt đầu có nhu cầu ở bậc tiếp theo
Khi một người thỏa mãn nhu cầu vật chất anh ta sẽ bắt đầu có nhu cầu an toàn. Nhu cầu an toàn thể hiện ở chỗ sự ổn định của công việc, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe….Khi mà người đó chưa thỏa mãn nhu cầu vật chất thì người đó sẵn sàng mua rau ngoài chợ mà vẫn bị cho là nhiều chất độc hại, nhưng khi anh ta gần đủ nhu cầu vật chất anh ta bắt đầu mua rau ở các cửa hàng rau sạch với giá đắt hơn.
2. Khi một nhu cầu chưa thỏa mãn thì người ta sẽ chưa quan tâm tới nhu cầu ở bậc cao hơn.
Rất đơn giản khi người ta chưa thỏa mãn về vật chất và sự an toàn thì người ta cũng chẳng có nhu cầu xã hội là mấy. Không tham gia vào các đoàn thể, hiệp hội, bạn bè,…Khi công ty chưa cung cấp được thỏa mãn 2 nhu cầu này cho anh ta thì anh ta cũng chẳng ham tham dự các hoạt động tập thể của công ty.
3. Khi một nhu cầu đang thỏa mãn mà bị đe dọa thì nhu cầu đó trở thành cấp bách
Khi mất cái gì mà người ta đang có thì người ta mới cảm thấy cái đó quý. Khi đang có cảm giác an toàn, bỗng nhiên anh ta cảm thấy mất an toàn, lập tức anh ta sẽ có những hành động để tìm kiếm lại sự an toàn. Ví dụ như đang ngồi trong phòng cảm giác an toàn, bỗng ta nghe thấy chuông báo cháy, phản xạ đầu tiên của ta là tìm kiếm sự an toàn bằng cách lao ra khỏi căn phòng và tìm nơi an toàn.
Về nguyên tắc thì mỗi nhu cầu đều không bao giờ thỏa mãn được, khi đã có nhiều tiền anh ta muốn nhiều tiền hơn, khi đã an toàn, anh ta muốn an toàn hơn….. Nhưng về bản chất mỗi người đều có một mức thỏa mãn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, khi càng làm để thoả mãn nhiều hơn nữa một nhu cầu anh ta có thể làm giảm thỏa mãn một nhu cầu khác.
Ví dụ một người đang làm ở một công ty với một mức lương trung bình nhưng an toàn, lúc đầu anh ta thỏa mãn với mức lương TB đó nhưng một thời gian sau anh ta thấy như vậy là chưa đủ và tìm cách thỏa mãn nhu cầu này bằng cách tìm kiếm một công ty khác có mức lương cao hơn. Mức lương cao hơn đồng nghĩa với rủi ro bị đuổi việc nhiều hơn. Anh ta bị mất an toàn nhưng thỏa mãn nhu cầu vật chất ở mức độ cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
Điểm hay của tháp nhu cầu là sẽ giúp ta hiểu mình, hiểu người và hiểu sự việc hơn. Mỗi người đang ở một bậc thang nhất định từ 1 tới bậc trên cùng bậc 5; mỗi một vị trí ở mỗi công ty lại có mức đáp ứng nhu cầu tương ứng. Khi cân nhắc việc chuyển từ công ty A sang công ty B ta phải xác định rõ ta đang ở bậc nhu cầu nào và vị trí ở công ty kia có đáp ứng được nhu cầu cao hơn vị trí hiện tại hay không, ngoài ra cũng phải cân nhắc tới năng lực hiện tại của mình xem có thể đáp ứng được đòi hỏi ở vị trí đó không.
Khi cần thuyết phục một ai đó làm theo ý mình ta cần nghiên cứu kỹ họ đang ở bậc nhu cầu nào. Nếu họ đã thỏa mãn nhu cầu vật chất mà ta lại mang vật chất ra để dử họ thì kô được mà phải tìm cách thỏa mãn họ ở nhu cầu bậc cao hơn.
Như vậy, xã hội sẽ phân ra làm 5 nhóm người tương ứng với bậc mà họ đang thỏa mãn. Một số công ty hiểu rõ điều này và họ tập trung để đánh vào từng nhóm khách hàng. Gần đây có những bệnh viện nhập về các máy mà có thể phát hiện được mọi bệnh ung thư chỉ với 1 lần khám với giá 22 triệu. Những người ngấp nghé thỏa mãn nhu cầu vật chất đang có nhu cầu an toàn hiểu rằng ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thì việc bỏ ra 22 tr cho 1 lần khám chỉ là chuyện nhỏ.
Xe ô tô thì chỉ để đi nhưng có những xe rất sang thậm chí chỉ có vài chiệc trên thế giới sẽ dành cho những người có nhu cầu muốn khẳng định mình. Những xe giá rẻ sẽ dành cho những người còn đang khó khăn trong nhu cầu vật chất và chỉ muốn có phương tiện để đi.
Mặc dù càng lên trên là nhu cầu càng cao và càng khó thực hiện nhưng có một số người thực hiện các bước nhảy vọt để đi ngược lại quy trình có nghĩa là đi từ cao xuống thấp. Những người đó số lượng không nhiều, họ là những người vĩ đại còn chúng ta là người thường sẽ không thoát khỏi quy luật này.
Nguồn: http://chienluocsong.com/thap-nhu-c%E1%BA%A7u-cua-maslow/?subscribe=success#blog_subscription-4
Comments
Post a Comment