Tứ thời với nhu cầu ngũ hành

Trên đây chúng ta đã từ góc độ bên trong để bàn về năm trạng thái phát triển của bản thân ngũ hành. Bây giờ ta từ góc độ bên ngoài tức là từ tứ thời để bàn về năm trạng thái phát triển của ngũ hành.

Nhận thức của các tiên triết Trung Quốc cổ đối với ngũ hành luôn luôn gắn chặt với bốn mùa. Đó cũng là thể hiện tư tưởng tương ứng với thiên thời. Thời gian là toạ độ ngang của sự phát triển của vạn sự, vạn vật, còn không gian là toạ độ dọc.
Bảng dưới đây biểu diễn trạng thái phát triển theo toạ độ thời gian của ngũ hành.
Ngũ hànhTứ thờiMộcHoảThổKimThuỷ
XuânVượngTướngTửHưu
HạHưuVượngTướngTử
ThuTửHưuVượngTướng
ĐôngTướngTửHưuVượng
Cuối mỗi quýHưuVượngTướngTử
Ngũ hành trong trạng thái phát triển của tứ thời là kết tinh sự nhận thức đối với tự nhiên của các tiên triết cổ. Ví dụ mộc vượng vào mùa xuân vì khi mùa xuân đến khí hậu chuyển ấm, cỏ cây phục hồi, bắt đầu sinh trưởng nở rộ. Mùa hạ mộc cực thịnh và cuối mùa bắt đầu suy, đến mùa thu gió thổi là rụng, cây cối bắt đầu thu tàng, do đó mộc bắt đầu rơi vào tử địa. Mùa đông tuyết và nước nhập vào đất lạnh để nuôi mầm sống mới. Cho nên năm sau mộc trở lại trạng thái vượng trở lại.
Cổ nhân thông qua biểu tượng của ngũ hành để khái quát trạng thái tứ thời và lấy những trạng thái này để tượng trưng cho mệnh vận và sức khoẻ của con người. Khi phát triển điều đó lên, liệu chúng ta có thể lấy nó để tượng trưng cho nhu cầu tâm lý trong một năm của con người không?
Nếu câu trả lời là có thể được thì những điều nên và điều kiêng kỵ tứ thời của ngũ hành dưới đây sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều.

Những điều nên và kiêng kỵ của mộc tứ thời
Mộc của mùa xuân còn có dư hàn, được hỏa làm cho ấm áp, không có bệnh tật, lại được thủy làm nhuận nên có sự đẹp đẽ, thoải mái. Song thủy nhiều thì mộc ẩm ướt, thủy thiếu thì mộc khô gầy, cho nên đòi hỏi thủy hỏa đều vừa đủ mới tốt. Nếu thổ nhiều thì mộc bị tổn thương, thổ mỏng thì có thể được. Nếu gặp kim nặng mà còn gặp hỏa thì mộc không bị tổn thương gì. Mộc mạnh mà gặp kim thì mới phát.
Mộc của mùa hạ thì rõ, cành, lá đều khô ráo, từ cong biến thành thẳng. Mừng gặp được thủy thịnh để tưới nhuận, kị gặp viêm hỏa đốt cháy. Nên gặp thổ mỏng, không nên thổ dày. Thổ dày là thực. Kiêng gặp kim nhiều, vì kim nhiều thì mộc bị chế áp. Kim ít là được.
Mộc mùa thu hình thể dần dần điều linh, xơ xác. Đầu mùa thu hỏa khí đang nhiều, nếu gặp thủy thổ để tư dưỡng thì tốt, giữa mùa thu cây đã kết quả, gặp được kim để thu liệm thì tốt. Sau sương giáng không nên thủy thịnh, thủy thịnh thì mộc bị trôi nổi. Trước hàn lộ nên hỏa thịnh, hỏa thịnh thì mộc chắc, chất gỗ đẹp. Thổ nhiều thì mộc khó phát triển.
Mộc mùa đông mầm đang nằm trong đất, vì vậy cần có thổ nhiều để bồi dưỡng, sợ nhất là thủy nhiều. Vào mùa đông kim nhiều thì cũng không làm cho mộc tổn thương, hỏa nhiều sưởi ấm là tốt. Đến cuối mùa đông là lúc chuẩn bị nảy mầm, nếu mộc bệnh thì không tốt, vì vậy kiêng gặp tử tuyệt mà nên gặp sinh vượng.

Những điều nên và kiêng kỵ của hỏa tứ thời
Hỏa mùa xuân, mẹ vượng con tướng, thế lực đều mạnh nhờ có mộc sinh phù, không nên quá vượng vì vượng quá thì hỏa mạnh. Nên có thủy kí tế nhưng không nên quá nhiều, vì thủy nhiều thì hỏa bị diệt. Thổ nhiều thì hỏa mờ. Hỏa thịnh thì hỏa lại càng bốc lên, lúc đó nếu gặp kim có thể phát triển tốt.
Hỏa mùa hạ thế lực mạnh nhất. Nếu gặp thủy chế ngự thì đỡ bị tự thiêu. Gặp mộc trợ giúp thế tất sẽ chết yểu. Nếu gặp kim thì phát đạt, gặp thổ cũng tốt. Song kim và thổ mà không có thủy thì kim sẽ bị đốt khô, thổ bị đốt cháy. Nếu hỏa thịnh thái quá thì dễ gặp nguy cơ.
Hỏa của mùa thu đã bắt đầu yếu, nếu được mộc sinh thì sẽ được hồi phục. Nếu gặp thủy khắc dễ bị dập tắt. Thổ nhiều sẽ làm cho hỏa tối, kim nhiều sẽ cướp mất lực của hỏa. Hỏa gặp hỏa thì sẽ sáng thêm, có lợi.

Hỏa mùa đông là ở tuyệt địa. Nếu hỏa gặp hỏa thì tốt, gặp thủy khắc thì tai ương. Được thổ chế ngự là tốt. Nếu gặp kim thì khó phát tài, không có kim thì dễ gặp trắc trở.

Những điều nên và kiêng kỵ của thổ tứ thời
Thổ mùa xuân thế cô độc. Nên gặp hỏa sinh phủ, kỵ gặp mộc khắc chế. Thổ gặp thổ là tốt, kị gặp thủy làm cho trôi dạt, thổ gặp kim chế mộc là tốt, nhưng kim nhiều lại cướp mất khí thổ.
Thổ mùa hạ tính rất táo, vì vậy nếu được thủy thịnh tư nhuận thì tốt. Nếu gặp vượng hỏa đốt cháy thì nguy hại. Mộc trợ hỏa mạnh sẽ đốt cháy thổ. Nếu gặp kim sinh thủy đầy đủ thì tài lộc dồi dào, nhưng kim quá nhiều thì dễ làm hại thổ.
Thổ mùa thu con vượng mẹ suy. Kim nhiều thì cướp mất khí của thổ, mộc thịnh thì thổ tốt.
Thổ mùa đông thì bề mặt lạnh, bên trong ấm. Gặp thủy vượng thì tài nhiều, gặp kim nhiều là phú quý. Gặp hỏa thịnh thì vinh quang, gặp mộc nhiều cũng tốt. Nếu thổ gặp thổ càng tốt, làm cho thân thể khoẻ mạnh, trường thọ.

Những điều nên và kiêng kỵ của kim tứ thời
Kim mùa xuân hàn khí chưa hết, nếu gặp hỏa thì tốt. Thủy thịnh thì kim hàn cho nên có thủy cũng vô dụng. Mộc thịnh thì kim gãy. Kim gặp kim để trợ giúp là tốt.
Kim mùa hạ khí hàn chưa hết, vì vậy gặp hỏa thì tốt. Gặp kim phù trợ cũng tốt, gặp mộc thì không tốt. Thổ dày thì chôn vùi kim, thổ mỏng mới tốt.
Mùa thu là mùa kim nắm lệnh. Gặp hỏa để rèn thì kim sẽ thành chung đỉnh (chuông, vạc) có ích. Gặp thủy thì càng tốt, gặp mộc thì kim thể hiện được sức mạnh. Kim gặp kim càng cứng, nhưng cứng quá cũng dễ gãy.
Kim mùa đông hình hàn tính lạnh. Mộc nhiều thì kim bị khắc, thủy nhiều thì kim bị chìm. Thổ nhiều chế thủy cho nên kim không bị hàn lạnh.

Những điều nên và kiêng kỵ của thủy tứ thời
Thủy mùa xuân ướt dầm dề, nếu gặp thổ chế ngự thì thủy không gây hại. Nếu thủy gặp thủy thì sợ vỡ đê. Gặp kim thì thủy được sinh phù nhưng không nên kim mạnh quá. Nên gặp hỏa để thủy hỏa đầy đủ, nhưng cũng không nên hỏa vượng.
Gặp mộc thì tốt.
Thủy mùa hạ ngoài thực trong hư, nên gặp thủy thì tốt. Nếu được kim sinh phù cũng tốt. Kỵ gặp hỏa vượng. Mộc thịnh thì làm hao tổn khí của thủy, thổ thịnh cũng khắc chế thủy.
Thủy mùa thu mẹ vượng con tướng, được kim trợ giúp thì thủy trong, gặp thổ vượng thì thủy đục. Gặp hỏa và kim thì may mắn về của cải, nhưng hỏa và kim không nên thái quá. Mộc nhiều thì tốt, trung hòa là quý. Thủy nhiều thì sợ có nạn đầy trần. Thổ nhiều là tượng thanh bình.
Thủy mùa đông là thủy nắm quyền. Gặp hỏa để trừ hàn là tốt, gặp thổ thì thủy bị thu lại. Gặp kim thì ý nghĩa không lớn. Mộc thịnh thì tốt. Khi thủy yếu quá gặp được kim sinh trợ thì thủy sẽ mạnh lên.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Nhân hòa
  • Tác giả: Bạch Huyết
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Hà Nội 2008
  • Ebook: TVE-4U.org

source: https://vi.kipkis.com/Tứ_thời_với_nhu_cầu_ngũ_hành

Comments

Popular Posts