Ví dụ và phân tích bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo về tình hình tài chính của cty tại một thời điểm cụ thể.
TÀI SẢN
= NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU.
TÀI SẢN:
thể hiện các tài sản của cty.
NỢ PHẢI
TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU: thể hiện nghĩa vụ đối với tài sản.
Tài sản
gồm 2 phần: tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động (current asset, và tài sản
dài hạn (fixed asset, long term asset).
Tài sản
ngắn hạn = tiền mặt hay các khoản có thể chuyển đổi thành tiền, khoản phải thu,
hàng tồn kho.
Ở ví dụ
này, tiền mặt 10, khoản phải thu 375, hàng tồn kho 615
Vậy
tài sản ngắn hạn hay lưu động của cty = 10 + 375 + 615 = 1000 $
Tài sản
dài hạn thông thường là nhà xưởng máy móc có thời gian sử dụng dài hơn 1 năm.
Phát minh, bản quyền thuộc về tài sản cố định. Tài sản cố định thuần là tài sản
cố định đã trừ đi khấu hao (Net Fixed Asset).
Ngược
với tài sản trong bảng cân đối kế toán là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Nợ phải
trả gồm 2 bộ phận là:
1. Nợ
phải trả ngắn hạn:
Là các khoản mà chủ sở hữu phải trả trong vòng 1 năm. bao gồm:
các khoản phải trả nhà cung cấp (account payable), các khoản phải trả khác
(accruals): lương + thuế tích lũy, giấy nợ phải trả trong vòng 1 năm (note
payable).
2. Nợ
phải trả dài hạn:
Bao gồm các khoản vay dài hạn và trái phiếu có thời gian đáo
hạn lớn hơn 1 năm.
Về vốn
chủ sở hữu cũng được cấu thành bởi 2 bộ phận:
1. Cổ
phiếu thường (Common Stock):
Thể hiện số tiền mà nhà đầu tư trả cho cty lần đầu
tiên phát hành cổ phiếu để huy động vốn mua tài sản.
2. Lợi
nhuận giữ lại (Retained Earning):
Khoản này là lợi nhuận của cty giữ lại mà
không chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức, khoản này có thể tích lũy nhiều năm.
Việc
tách nhỏ vốn chủ sở hữu của cty đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ cổ đông tiềm
năng có thể xem cấu trúc của vốn chủ sở hữu cty là có được là do lợi nhuận hay
vốn góp của cổ đông thông qua bán cổ phần.
Vốn cổ
phần thường (giá trị thuần – net worth) = Vốn góp ban đầu qua bán cổ phần + lợi
nhuận giữ lại + thặng dư vốn + các khoản dự phòng.
Vốn
lưu động thuần (Net Working Capital) = Tài sản lưu động – Nợ phải trả ngắn hạn.
Một
lưu ý nữa là các khoản mục trong bảng cân đối kế toán cột bên phải được sắp xếp
theo thứ tự tính thanh khoản, hay khoảng thời gian chuyển đổi thành tiền mặt
tăng dần. Ví dụ tài khoản phải trả cho nhà cung cấp là 30 ngày, khoản vay ngắn
thể hiện quyền sở hữu phải trả trong 90 ngày… cho đến phần vốn chủ sở hữu mà
cty không bao giờ phải trả. Yếu tổ này ảnh hưởng tính thanh khoản của cty, do
đó tổ chức xếp hạng tín dụng luôn quan tâm tới chỉ số thanh khoản của cty. Một
cty cần có tiền và tài sản khác có tính thanh khoản cao để chi trả nợ khi tới hạn.
Vốn
lưu động thuần (Net Working Capital) là chỉ số để đo lường khả năng thanh toán
của cty, được tính bằng tài sản lưu động – nợ ngắn hạn.
Ở ví dụ
này cty có vốn lưu động thuần Net Working Capital là 1000 – 310 = 690 triệu.
So
sánh tài sản 2 năm của cty, tài sản tăng 2000/1680 -1 ~ 19%
Cty có
10 triệu tiền mặt, do vậy cty có thể viết séc thanh toán tương ứng số tiền này.
Ở đây
có thêm một kỹ thuật tính hàng tồn kho theo FIFO hay LIFO.
Về
phương pháp khấu hao, thông thường cty có chuẩn bị 2 bộ báo cáo tài chính theo
2 phương pháp khấu hao cho 2 đối tượng.
- 1 là để
báo cáo thuế sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, nôm na là khấu hao phần trăm
giảm dần, khiến cho chi phí khấu hao tăng, giảm lợi nhuận, giảm phải đóng thuế.
- 2 là để
báo cáo cho các cổ đông sử dụng phương pháp khấu hao đều là chia đều phần trăm
khấu hao cho các năm, điều này khiến cho báo cáo thu nhập tăng lên. Điều này là
lợi thế và có được là do tiền tệ có giá trị theo thời gian.
source: https://vneconomics.com/vi-du-va-phan-tich-bang-can-doi-ke-toan-balance-sheet/
Comments
Post a Comment